Trong thông báo phát đi chiều 8/1, Toyota Việt Nam (TMV) chính thức thông báo thực hiện chương trình triệu hồi để kiểm tra, sửa chữa và thay thế công tắc chính điều khiển lên xuống kính của cửa sổ. Số xe thuộc diện triệu hồi sửa lỗi này là 19.616 chiếc các loại Corolla, Vios và Yaris. Trong đó, cụ thể có 12.611 xe Corolla được sản xuất trong nước từ 5/1/2009 đến 31/12/2010; 7.002 xe Vios được sản xuất trong nước từ 5/1/2009 đến 31/10/2009 và 3 xe Yaris nhập khẩu được sản xuất từ 1/9/2009 đến 1/7/2010.
Chương trình triệu hồi được chính thức thực hiện kể từ 8/1/2016 tại tất cả các đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền của TMV trên toàn quốc. Đây là chương trình nằm trong chiến dịch triệu hồi toàn cầu của tập đoàn ô tô Toyota Nhật Bản (TMC) dành cho nhiều mẫu xe khác nhau.
" alt=""/>Gần 20.000 xe Toyota Corolla, Vios và Yaris bị triệu hồi tại Việt NamCụ thể, Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi điện tử trên mạng của Bộ Tài chính nêu rõ, khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, cần nộp kèm mức phí thẩm định nội dung, kịch bản. Mức phí này dự kiến là 5 triệu đồng/hồ sơ.
![]() |
Mỗi hồ sơ thẩm định nội dung, kịch bản game G1 sẽ phải nộp mức phí dự kiến là 5 triệu đồng. |
Cục PTTH&TTĐT có trách nhiệm nộp số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước chậm nhất là ngày 5 của tháng sau. Tuy nhiên, Cục được giữ lại 90% tổng số tiền phí thu được, theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Nếu được ban hành, Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2017.
Theo Nghị định 72 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013, trò chơi điện tử trên mạng được phân thành 4 loại là: Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (G1); Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (G2); Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (G3); Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (G4).
Trong đó, G1 là thể loại game chịu sự quản lý chặt nhất, khi doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ game G1 cần phải có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử cũng như Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi do Bộ TT&TT cấp.
T.C
" alt=""/>Game G1 có phí thẩm định kịch bản 5 triệu đồng
Theo thông tin được đưa ra tại hội thảo về thanh toán điện tử tổ chức ngày 16/9 tại Hà Nội, ông Peter Gordon, Trưởng nhóm Giải pháp thanh toán thương mại, Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của MasterCard cho hay, với những tính năng như đơn giản, thông minh, việc sử dụng thẻ trong thanh toán điện tử đang đem lại nhiều lợi ích đối với hoạt động kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dùng.
Hiện trên thị trường có 3 loại tài khoản thẻ chính được sử dụng bao gồm thẻ ghi nợ (thanh toán ngay), thẻ trả trước (thanh toán trước), thẻ tín dụng (mua hàng và thanh toán sau).
Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện vẫn có trên 90% là giao dịch bằng tiền mặt và hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang đưa ra định hướng đẩy mạnh phát triển giao dịch, thanh toán điện tử.
Ông Peter Gordon cho rằng, khi nói đến thanh toán điện tử, hiện nhiều người còn e ngại do vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh, hoặc đơn giản là hiểu sai, sử dụng không đúng…
Tuy nhiên với thực tế phát triển của công nghệ hiện nay, người dùng có thể yên tâm sử dụng trong các giao dịch. Như tại Australia, hiện có tới 70% giao dịch là sử dụng thẻ trong thanh toán hàng ngày, từ những giao dịch nhỏ nhất như trả tiền taxi, tiền ăn…
“Đối với MasterCard, vấn đề an toàn an ninh cho chủ thẻ luôn được đặt lên cao nhất. Chúng tôi có các nhóm hỗ trợ ngân hàng theo dõi, phát hiện những hành vi gian lận trong sử dụng thẻ đối với từng giao dịch”, ông Peter Gordon nói.
![]() |